lắp đặt rèm cửa tự động

Rèm tự động là gì?

Rèm cửa là một phần quan trọng trong nội thất của mỗi ngôi nhà, không chỉ giúp điều chỉnh ánh sáng mà còn tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, rèm cửa truyền thống đang dần được thay thế bởi rèm tự động, mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Rèm tự động là loại rèm cửa có thể điều khiển bằng các thiết bị từ xa như remote, smartphone, hoặc được tích hợp vào hệ thống nhà thông minh. Điều này cho phép gia chủ dễ dàng điều chỉnh rèm mà không cần phải thao tác thủ công, tạo sự tiện lợi và hiện đại cho không gian sống.

Lợi Ích và tính năng của Rèm Tự Động 2024

Rèm tự động điều khiển thông minh không chỉ là một xu hướng mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật:

   – Tiện lợi và tiết kiệm thời gian: Với rèm tự động, bạn có thể dễ dàng điều khiển rèm cửa  từ xa chỉ với một nút bấm hoặc qua ứng dụng trên smartphone. Điều này đặc biệt hữu ích trong những ngôi nhà lớn, những cửa sổ ở vị trí trên cao hoặc cửa thông tầng.

   – Tăng cường an ninh và riêng tư: Khi bạn vắng nhà, hệ rèm có thể được lập trình để mở và đóng vào những thời điểm nhất định, tạo cảm giác rằng luôn có người ở nhà. Điều này giúp ngăn chặn kẻ trộm và tăng cường an ninh cho ngôi nhà của bạn.

   – Tiết kiệm năng lượng: Rèm cửa có thể được thiết lập để đóng/mở một cách tự động dựa trên thời gian trong ngày hoặc mức độ ánh sáng, giúp điều chỉnh nhiệt độ trong nhà một cách hiệu quả. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường sống thoải mái mà còn giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí điện.

   – Tích hợp với hệ thống nhà thông minh: Hệ rèm tự động có tính tương thích cao, có thể kết nối với hầu hết các hệ thống nhà thông minh hiện nay. Nhờ vậy, bạn có thể điều khiển rèm từ xa qua ứng dụng hoặc đơn giản có thể ra lệnh đóng/mở rèm bằng giọng nói.

Với những lợi ích vượt trội trên, rèm tự động thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong các gia đình hiện đại. 

Các thương hiện động cơ rèm cao cấp tại Việt Nam

– Động cơ rèm đến từ thương hiệu Somfy:

Somfy, thành lập năm 1969 tại Pháp, là thương hiệu hàng đầu về tự động hóa rèm cửa và cửa sổ. Họ cung cấp đa dạng các loại động cơ cho rèm sáo cuốn, rèm vải và rèm sáo gỗ. Động cơ rèm tích hợp công nghệ điều khiển từ xa qua remote và qua ứng dụng di động, giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh rèm từ bất kỳ đâu. 

Sản phẩm của Somfy tương thích với hầu hết các hệ thống nhà thông minh như Google Home, Lumi, BKAV SmartHome,… mang lại tính tiện nghi và tính ứng dụng cao. Với ưu điểm tiết kiệm năng lượng, không tiếng ồn và độ bền cao, Somfy được đánh giá là thương hiệu động cơ rèm cửa cao cấp trên thế giới. 

– Động cơ rèm Nguyên Hà Curtain Art.

Nguyên Hà Curtain Art hiện đang cung cấp các dòng động cơ rèm vải, rèm sáo cuốn, rèm sáo gỗ và rèm trần tự động với nhiều tính năng vượt trội và độ bền cao. 

Động cơ rèm thông minh của Nguyên Hà Curtain Art có thể tích hợp trên hầu hết các hệ thống nhà thông minh ở Việt Nam.

Các Loại Rèm Tự Động Phổ Biến

1. Rèm cuốn tự động

Rèm cuốn tự động là loại rèm có thể cuộn lên hoặc hạ xuống theo chiều dọc nhờ vào hệ thống động cơ điện đặt phía trên hộp rèm cuốn. Rèm cuốn thường được làm từ nhựa polyester với đa dạng màu sắc và hoạ tiết. Ngoài ra, rèm cuốn được tráng lớp cao su giúp chống nắng 100%. Loại rèm này thường được sử dụng trong các không gian như văn phòng, phòng khách, phòng làm việc, nhà bếp hoặc các cửa hàng ăn uống.

Ưu điểm:

– Tiết kiệm không gian: Khi cuộn lên, rèm cuốn chiếm rất ít diện tích ở phía trên cùng khung cửa, giúp tối ưu hóa không gian sử dụng/view nhìn.

– Dễ dàng điều chỉnh ánh sáng: Rèm cuốn cho phép điều chỉnh mức độ ánh sáng một cách linh hoạt bằng cách kéo lên hoặc hạ xuống.

– Bảo vệ khỏi tia UV: Nhiều loại rèm cuốn được thiết kế để chống nắng 100%, bảo vệ nội thất và sức khỏe người dùng.

2. Rèm vải tự động

Rèm vải tự động là loại rèm sử dụng động cơ để kéo rèm qua lại 2 bên –  trên thanh rèm. Loại rèm này có thể được làm từ nhiều chất liệu vải khác nhau như Cotton, Linen, Polyester, và nhung, mang lại nhiều sự lựa chọn phong phú về màu sắc và họa tiết. Rèm vải thông minh thường được sử dụng trong phòng khách, phòng ngủ và phòng ăn để tạo không gian sang trọng và ấm cúng. Thích hợp cho các cửa có kích thước lớn, rèm tự động thông tầng, …

Ưu điểm:

– Thẩm mỹ cao: Rèm vải có nhiều kiểu dáng, màu sắc và họa tiết, giúp tăng cường thẩm mỹ cho không gian sống. Ngoài ra, sử dụng rèm 02 lớp vải và voan có thể linh hoạt trong việc lấy sáng và che chắn tầm nhìn.

– Chống nắng tốt: Chất liệu vải dày có khả năng cách âm tốt, tạo không gian yên tĩnh và riêng tư.

– Điều chỉnh ánh sáng linh hoạt: Có thể sử dụng các loại vải khác nhau để điều chỉnh mức độ ánh sáng vào phòng.

Nhược điểm:

– Chi phí cao: So với các loại rèm khác, rèm vải tự động thường có chi phí cao hơn do yêu cầu về chất liệu và động cơ phức tạp hơn.

3. Rèm sáo gỗ tự động

Rèm sáo gỗ là hệ rèm gồm các lá gỗ là các thanh xếp ngang có thể điều chỉnh độ nghiêng để kiểm soát ánh sáng. Loại rèm này thường được làm từ các chất liệu như gỗ hoặc nhựa giả gỗ, mang lại vẻ hiện đại và thanh lịch. Rèm sáo gỗ thường được sử dụng trong văn phòng, phòng làm việc, và nhà tắm.

Ưu điểm:

– Điều chỉnh ánh sáng linh hoạt: Rèm sáo cho phép điều chỉnh góc của các thanh để kiểm soát lượng ánh sáng vào phòng.

– Đối với rèm sáo nhựa giả gỗ (FAUX WOOD BLINDS): có nhiều ưu điểm vượt trội như không chứa Formaldehyde và chì, làm từ chất liệu Polystyrene – một loại vật liệu cách nhiệt có khả năng chống ồn, chống cháy lan và chống nước tốt. Sản phẩm trông giống như gỗ thật, chống ẩm mốc, kháng nấm mốc và kháng khuẩn, nhẹ, bền, chống trầy xước cao.

– Dễ vệ sinh: Các thanh sáo dễ dàng lau chùi, giữ rèm luôn sạch sẽ. 

– Tính thẩm mỹ hiện đại: Rèm sáo mang lại vẻ ngoài hiện đại, phù hợp với nhiều kiểu trang trí nội thất.

Nhược điểm:

– Cách âm và cách nhiệt kém: Rèm sáo không có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt như rèm vải.

– Hạn chế trong không gian lớn: Rèm sáo thường phù hợp hơn với các cửa sổ nhỏ và trung bình, không hiệu quả với các không gian lớn.

 

4. Rèm cầu vồng tự động

Rèm cầu vồng là hệ rèm gồm các lá màn vải và voan xếp xen kẽ nhau, có thể điều chỉnh độ hở giữa 02 lớp vải và voan nhằm kiểm soát ánh sáng đi vào phòng. Loại rèm này thường được làm từ Polyester với đa dạng màu sắc và kiểu vải, mang lại vẻ hiện đại và tiện nghi. Rèm cầu vồng thường được sử dụng cho các cửa có kích thước không quá to như cửa sổ trong văn phòng, phòng làm việc, nhà bếp, phòng ngủ …

Ưu điểm:

– Điều chỉnh ánh sáng linh hoạt nhờ các lá màn vải và voan xen kẽ nhau

– Có các chế độ lấy sáng: Tối hoàn toàn, lấy sáng nhẹ và mở hoàn toàn.

Nhược điểm:

– Cách âm và cách nhiệt kém: Rèm cầu vồng không có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt như rèm vải.

– Giới hạn bởi kích thước thành phẩm nhỏ từ 4 – 5m2, không phù hợp với các cửa có kích thước lớn.

rèm cầu vồng

5. Rèm trần tự động

Rèm trần tự động là loại rèm lắp đặt trên trần nhà, có thể điều chỉnh tự động qua điều khiển từ xa hoặc thiết bị thông minh, mang lại sự tiện lợi và hiện đại cho không gian sống và làm việc.

Các kiểu rèm thường sử dụng cho hệ rèm trần tự động: Rèm cuốn, rèm tổ ong, …

Rèm trần tự động thường được lắp đặt cho các vị trí như khung kính giếng trời, khu vực ban công, …

Ưu điểm:

– Tiện lợi và dễ sử dụng: Điều khiển đồng loạt hoặc riêng từng bộ với remote và smartphone. Chỉ bằng một nút chạm, các bạn có thể đóng, mở hoặc dừng rèm che nhằm điều tiết ánh sáng và nhiệt theo ý muốn.

– Tính thẩm mỹ cao: Phong cách sang trọng, hiện đại mang xu hướng mới cho không gian ngoài trời.

Hướng Dẫn Lựa Chọn Rèm Tự Động Phù Hợp

1. Xác định nhu cầu sử dụng

Trước khi chọn rèm tự động, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình để chọn loại rèm phù hợp nhất. Một số yếu tố cần xem xét bao gồm:

– Ánh sáng: Bạn muốn kiểm soát mức độ ánh sáng vào phòng như thế nào? Nếu bạn cần cản ánh sáng đi vào phòng, rèm cuốn tự động hoặc rèm vải tự động với chất liệu dày có thể là lựa chọn tốt. Nếu bạn chỉ cần điều chỉnh ánh sáng một cách linh hoạt, rèm sáo sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.

– Không gian: Cân nhắc không gian mà bạn muốn lắp đặt rèm. Phòng khách, phòng ngủ, văn phòng hay nhà bếp đều có yêu cầu khác nhau về kiểu dáng và chức năng của rèm. Ngoài ra, chiều cao của vị trí cửa cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi chọn lựa rèm cửa tự động.

– Thẩm mỹ: Chọn rèm phù hợp với phong cách trang trí nội thất hiện tại của bạn. Rèm vải mang lại cảm giác sang trọng và ấm cúng, trong khi rèm sáo gỗ/sáo cuốn thường tạo vẻ hiện đại và thanh lịch.

2. Lựa chọn theo chất liệu và kiểu dáng

Chất liệu và kiểu dáng của rèm là yếu tố quan trọng quyết định tính thẩm mỹ và công năng của rèm.

– Chất liệu:

  • Vải: Vải có nhiều loại từ mỏng, nhẹ đến dày, chống nắng 100%. Vải lụa, nhung thường tạo cảm giác sang trọng, trong khi vải Cotton/Linen, Polyester mang tính hiện đại và ấm cúng.

Vải rèm chống nắng

  • Gỗ, nhựa PVC: Các chất liệu này thường được dùng cho rèm sáo gỗ/ rèm sáo cuốn, dễ dàng vệ sinh và có khả năng điều chỉnh ánh sáng linh hoạt.

rèm sáo gỗ

– Kiểu dáng:

  • Rèm cuốn: Đơn giản, hiện đại, phù hợp cho không gian văn phòng, các phòng nhỏ hoặc các không gian quán ăn/quán cafe.
  • Rèm vải: Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc/họa tiết, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, Farmhouse, … 
  • Rèm sáo gỗ: Hiện đại, thanh lịch – thích hợp cho không gian phòng làm việc, các cửa sổ nhỏ hoặc khu vực phòng tắm với tính ẩm cao.

3. Đánh giá chất lượng và thương hiệu

Chất lượng và uy tín của thương hiệu là yếu tố quan trọng khi chọn rèm tự động.

Thương hiệu uy tín: Chọn các thương hiệu có uy tín trên thị trường, như Somfy, Forest, Nguyên Hà Curtain Art… . Những thương hiệu này thường cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, có bảo hành và dịch vụ hậu mãi tốt.Đáp ứng các tiêu chí như độ bền, độ êm khi vận hành, khả năng chống bụi bẩn và tia UV, và độ tin cậy của hệ thống điều khiển.

4. Tính năng và tích hợp công nghệ

Công nghệ hiện đại và tính năng thông minh là điểm cộng lớn khi chọn rèm tự động.

  • Điều khiển từ xa và ứng dụng: Hệ motor rèm nên có tính năng điều khiển từ xa hoặc qua ứng dụng di động, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh rèm từ bất cứ đâu.
  • Tích hợp với hệ thống nhà thông minh: Kiểm tra khả năng tích hợp của rèm với các hệ thống nhà thông minh như Google Home, Lumi hoặc BKAV SmartHome.
  • Cảm biến ánh sáng và nhiệt độ: Một số loại rèm có tích hợp cảm biến để tự động điều chỉnh dựa trên ánh sáng và nhiệt độ, giúp tiết kiệm năng lượng và tăng cường tiện ích.

motor tự động

Quy Trình Lắp Đặt và Bảo Trì Rèm Tự Động

1. Hướng dẫn lắp đặt cơ bản

Lắp đặt rèm tự động đúng cách là bước quan trọng để đảm bảo hệ thống vận hành mượt mà và bền bỉ. Dưới đây là các bước cơ bản để lắp đặt rèm tự động:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu

  • Rèm vải/sáo và các phụ kiện đi kèm (động cơ, thanh rèm, remote, bộ điều khiển).
  • Khoan điện, vít, tua vít, thước đo, bút đánh dấu.
  • Thang để hỗ trợ lắp đặt các vị trí cao.

Bước 2: Đo đạc và đánh dấu vị trí

  • Sử dụng thước đo để xác định và đánh dấu vị trí lắp đặt các giá đỡ hoặc thanh rèm.
  • Đảm bảo đo đúng kích thước cửa sổ hoặc không gian cần lắp rèm để rèm có thể vận hành trơn tru.

Bước 3: Lắp đặt giá đỡ hoặc thanh rèm

  • Sử dụng khoan điện để khoan lỗ tại các vị trí đã đánh dấu.
  • Gắn các giá đỡ hoặc thanh rèm lên tường hoặc trần nhà bằng vít. Đảm bảo chúng được gắn chắc chắn để chịu được trọng lượng của rèm và động cơ.

Bước 4: Gắn động cơ vào thanh rèm

  • Kết nối động cơ với thanh rèm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thường thì động cơ sẽ được gắn vào một đầu của thanh rèm.
  • Kiểm tra kết nối để đảm bảo động cơ được gắn chắc chắn và có thể vận hành trơn tru.

lắp motor rèm cửa

Bước 5: Kết nối hệ thống điện

  • Kết nối động cơ với nguồn điện. Nếu động cơ sử dụng pin, hãy đảm bảo pin đã được lắp đúng cách.
  • Nếu sử dụng nguồn điện trực tiếp, hãy cẩn thận trong việc nối dây để đảm bảo an toàn.

Bước 6: Kiểm tra và cài đặt

  • Kiểm tra hệ thống để đảm bảo rèm có thể di chuyển lên xuống hoặc qua lại một cách mượt mà.
  • Sử dụng remote hoặc ứng dụng di động để cài đặt các chế độ hoạt động, như thời gian đóng mở tự động hoặc mức độ ánh sáng mong muốn.

2. Cách bảo trì và vệ sinh rèm

Bảo trì và vệ sinh rèm tự động đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo hệ thống vận hành một cách ổn định. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản:

Bảo trì định kỳ

  • Kiểm tra động cơ và các kết nối: Thường xuyên kiểm tra động cơ, các dây nối và hệ thống điều khiển để đảm bảo không có hư hỏng hoặc kết nối lỏng lẻo.
  • Bôi trơn các bộ phận chuyển động: Sử dụng dầu bôi trơn chuyên dụng để bôi trơn các bộ phận chuyển động của rèm, giúp giảm ma sát và tiếng ồn khi vận hành.

Vệ sinh rèm

  • Rèm vải: Tháo rèm ra và giặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không thể tháo rèm, sử dụng máy hút bụi với đầu chổi mềm để làm sạch bụi bẩn.
  • Rèm cuốn: Sử dụng khăn ẩm và chất tẩy nhẹ để lau sạch bề mặt rèm. Tránh sử dụng hóa chất mạnh có thể làm hỏng chất liệu rèm.
  • Rèm sáo: Lau sạch các thanh sáo bằng khăn ẩm. Đối với các vết bẩn cứng đầu, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ và lau khô ngay sau khi làm sạch.

Bảo dưỡng động cơ và hệ thống điều khiển

  • Kiểm tra pin: Đối với các hệ thống sử dụng pin, hãy kiểm tra và thay pin định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.
  • Cập nhật phần mềm: Đối với các hệ thống điều khiển thông minh, hãy kiểm tra và cập nhật phần mềm điều khiển thường xuyên để tận dụng các tính năng mới và đảm bảo tính kết nối của hệ rèm với hệ thống nhà thông minh.

Giữ rèm trong tình trạng tốt

  • Tránh va đập mạnh: Đảm bảo rèm không bị va đập mạnh trong quá trình sử dụng (đối với màn sáo cuốn/màn sáo gỗ), đặc biệt là khi có trẻ nhỏ hoặc thú cưng trong nhà.
  • Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề và sửa chữa kịp thời trước khi chúng gây ra hư hỏng nghiêm trọng.

Quy định bảo hành cho rèm tự động tại Nguyên Hà Curtain Art

Rèm tự động không chỉ là sản phẩm công nghệ cao mà còn là khoản đầu tư dài hạn cho không gian sống và làm việc. Để đảm bảo khách hàng yên tâm sử dụng, các nhà cung cấp thường áp dụng các chính sách bảo hành cụ thể và rõ ràng. Dưới đây là chi tiết về quy định bảo hành đối với các sản phẩm motor tự động:

1. Thời Gian Bảo Hành:

Thông thường, Động cơ rèm được bảo hành từ 1 đến 3 năm kể từ ngày hoàn tất lắp đặt và nghiệm thu đơn hàng.

2. Phạm Vi Bảo Hành

Gồm: 

  • Động cơ và hệ thống điều khiển: Như thanh ray, động cơ, dây chuỗi và bộ phụ kiện đi kèm động cơ.
  • Rèm vải/ sáo: Bảo hành kỹ thuật may đối với rèm vải. Bảo hành hệ kéo và lá màn đối với rèm sáo cuốn/ màn sáo gỗ.

3. Điều Kiện Bảo Hành

  • Lỗi do nhà sản xuất: Bảo hành áp dụng cho các lỗi kỹ thuật lắp đặt, lỗi vật liệu của rèm hoặc lỗi từ sản xuất.
  • Bảo hành không áp dụng: Các hư hỏng do người sử dụng, bảo trì không đúng cách, thiên tai hoặc các tác động bên ngoài.

4. Quy Trình Bảo Hành

  • Yêu cầu bảo hành: Khách hàng cần liên hệ đến Nguyên Hà Curtain Art ngay khi phát hiện vấn đề, cung cấp thông tin chi tiết về đơn hàng và tình trạng lỗi của rèm.
  • Thời gian xử lý bảo hành: Thời gian xử lý bảo hành thường từ 1 đến 3 ngày làm việc, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sự cố và vị trí địa lý (nội thành/ ngoại thành).
  • Sửa chữa hoặc thay thế: Nguyên Hà Curtain Art sẽ quyết định sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm tùy vào tình trạng cụ thể. Mục tiêu đảm bảo sự hài lòng của Quý khách hàng.

5. Dịch Vụ Hỗ Trợ Sau Bảo Hành

  • Dịch vụ sửa chữa sau bảo hành: Sau thời gian bảo hành, khách hàng vẫn có thể sử dụng dịch vụ sửa chữa rèm tự động của chúng tôi với mức chi phí hợp lý và nhanh chóng.
  • Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Đội ngũ kỹ thuật viên sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng qua điện thoại, email hoặc trực tiếp tại nhà.

Rèm tự động tại Nguyên Hà Curtain Art.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực rèm cửa tại Việt Nam, Nguyên Hà Curtain Art tự tin là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp rèm tự động như: Rèm tự động kéo ngang, rèm sáo cuốn tự động, rèm sáo gỗ tự động, rèm trần tự động….

Hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và phục vụ với chất lượng tốt nhất.

Các câu hỏi thường gặp về rèm tự động:

Hiện nay, trên thị trường đang có các loại rèm tự động như: Rèm vải tự đông (rèm kéo ngang), rèm sáo gỗ tự động, rèm sáo cuốn tự động, rèm cầu vồng tự động, rèm trần tự động… . Hầu như, tất cả các kiểu rèm đều có thể tích hợp hệ thống tự động, mang đến sự tiện lợi trong quá trình sử dụng rèm.


Tuỳ vào kích thước cửa, kiểu cửa cũng như nhu cầu về độ chống nắng của rèm mà chọn kiểu rèm tự động phù hợp cho phòng ngủ:

  • Với cửa sổ/ban công có kích thước lớn: ta có thể dùng rèm vải tự động chống nắng / chống nắng 100%. Tạo sự sang trọng, tiện lợi cũng như phù hợp với nhu cầu sử dụng cho phòng ngủ.
  • Với cửa sổ có kích thước nhỏ: có thể dùng kiểu rèm sáo gỗ tự động, rèm cầu vồng tự động hoặc rèm sáo cuốn tự động. Với kiểu dáng đơn giản, tinh gọn giúp tiết kiệm không gian.

Lưu ý: Đối với rèm vải chống nắng 02 lớp bắt vào hộc rèm, hộc rèm nên có độ rộng tối thiểu 25cm.

Đối với các kiểu rèm sáo hệ tự động bắt lọt lòng, độn rộng của bệ cửa tối thiểu 13-15cm.


Tại Nguyên Hà Curtain Art, chúng tôi cung cấp các hệ thống rèm tự động điều khiển bằng wifi, vì thế có thể tích hợp với hầu hết các hệ thống nhà thômng minh phổ biến trên thị trường như Google Home, Lumi, BKAV SmartHome …

Xem thêm các bài viết liên quan: